East Mebon nép mình trong ngọn núi, trước đây từng nằm trên một hòn đảo nhỏ giữa một hồ đập nước hình chữ nhật rộng lớn, East Baray dài 7 cây số, rộng 2 cây số. Khi mùa khô đến, du khách có thể đi bộ đến ngôi đền này bằng đường bộ. Tuy nhiên vào mùa mưa, mực nước hồ dâng lên đến 7.800 m thì ngôi đền này lại đứng trên một hòn đảo.
Trải qua nhiều thăng trầm và biến thiên của lịch sử, cho đến nay, đền East Mebon chỉ còn lại những vết tích còn sót lại, là một phế tích hoang tàn. Vài cuộc tranh luận học thuật đã nổ ra cho rằng đền East Mebon cần được coi như một ngôi đền núi, biểu trưng cho núi thiêng Meru. Các chữ khắc tại đây đã ghi lại hoạt động tại đền thờ như đầu những năm 947, nhưng đền East Mebon chỉ được thờ cúng bắt đầu từ năm 952.
Theo diễn trình lịch sử xứ chùa tháp, vào năm 928, vua Jayavarman IV, một kẻ cướp ngai vàng nổi tiếng dời đô từ Angkor về Koh Ker. 16 năm tiếp theo, vua Rajendravarman II trở về thủ đô Angkor và cho khởi xây East Mebon trên một hòn đảo ở trung tâm của vùng khô hạn phía Đông Baray. Ngôi đền được tạo nên với ba mức độ và năm tòa tháp, mang phong cách kiến trúc Angkor điển hình cùng những bức phù điêu và đường nét trạm khắc tỷ mỉ, tinh xảo.
Đền East Mebon nằm trên ba bậc đá sa thạch đỏ. Những bức khắc chạm đá voi nằm ở bốn góc của cầu thang, được lưu giữ rất tốt, vẫn còn nguyên vẹn từng đường nét. Năm ngôi chùa bằng gạch nằm ở các bậc thang trên cùng. Tòa tháp đã bị hỏng khá nhiều và các tòa nhà khác bị lún sụp, chỉ có khung đá và các cột trụ hầu hết không được hỗ trợ. Bao phủ tháp gạch là các lỗ tròn cỡ quả trứng, có thể được khảm bằng đá quý hoặc vữa ban đầu được phủ trên bề mặt tháp. Phần lớn các lỗ tròn được khảm bằng đá quý lớn có hình dáng như quả trứng, mới đầu được dùng để cố định thạch cao.
Khi đặt và so sánh với các ngôi đền nổi danh như Angkor Wat, Banteay Srei hay Angkor Thom thì East Mebon không được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật Khmer. Tuy nhiên, đây lại là ngôi đền trang nghiêm mang có tầm vóc to lớn tọa lạc phần đất bằng bao quanh và có nghệ thuật trang trí rất sông động và hòa hợp qua các linh phù điêu khắc. Trước đây, đền nằm ở giữa hồ, nên nhìn từ xa trông ngôi đền chằng khác gì một ngọn núi thiêng trấn giữ vùng đất bao quanh, có vai trò to lớn trong đời sống tâm linh, tôn giáo của người dân Campuchia xưa kia.
Dẫu rằng hiện nay nơi đây không còn được nguyên vẹn như trước nữa, nhưng từ những tàn tích này, khách du lịch Campuchia đến đây vẫn có thể cảm nhận được sự tài hoa, tỉ mỉ của những người tạo dựng nên ngôi đền. Nếu có dịp du lịch Campuchia, du khách đừng quên ghé thăm và tìm hiểu về ngôi đền cổ xưa này nhé!