Từ khi cung điện Hoàng gia Campuchia được hoàn tất năm 1866, các Vua của xứ sở chùa tháp đã đến ở và sinh hoạt ở đây, ngoại trừ có một thời kỳ gián đoạn khi đất nước này bị Khmer Đỏ cai trị. Cung điện được khởi công sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về Phnom Penh giữa năm 1800.
Hoàng Cung này là một tổ hợp các di tích, trong đó có Hoàng cung với Chùa Bạc và là sự giao hòa của nhiều công trình kiến trúc khác cùng với những khu vườn hoa kiểng quý lâu đời. Hoàng cung và Chùa Bạc trở thành là biểu tượng tiêu biểu nhất của đất nước Campuchia. Công trình hướng ra bờ sông, gợi một không gian rộng mở thoáng mát, là một điểm “cần phải đến” trong cuộc hành trình du lịch Campuchia của mỗi một du khách.
Bên cạnh Chùa Bac, tại đây còn sở hữu nhiều công trình kiến trúc đặc sắc và ấn tượng trong quần thế phức hợp Cung điện Hoàng gia Campuchia. Tiêu biểu nhất là phòng khánh tiết. Trong tiếng Khmer, nơi đây gọi là "Preah Thineang Vinnichay" nghĩa là "Thánh vị phán xử". Phòng khánh tiết chính là nơi nhà vua cùng nội các lên triều nghị sự. Hiện Điện này được chọn là nơi tổ chức nhiều nghi lễ hoàng gia và tôn giáo như đăng quang, kết hôn hoàng gia và nơi nhà vua tiếp khách.
Phòng khánh tiết đã có hai lần được tạo dựng, lần thứ nhất là vào năm 1869 - 1870 dưới thời vua Norodom, phong được làm bằng gỗ, sau đó bị phá bỏ năm 1915. Phòng khánh tiết như hiện nay là được khởi xây năm 1917 và khánh thành năm 1919 do nhà vua Sisowath.
Toà nhà Preah Thineang Vinnichay có hình chữ nhật, 3 mái chóp viền xung quanh với diện tích 30*60 m. Ở chính giữa có mái chóp cao 59 m màu trắng. Trần là cấu trúc mái vòm trang trí họa tiết tái hiện truyền thuyết Reamker (Sử thi Ramayana đã Khmer hóa). Đây được đánh giá là một bức tranh khá đặc biệt với cách vẽ trần và màu không bị biến sắc theo dòng chảy thời gian.
Tương tự như các ngôi nhà và công trình trong quần thể Hoàng cung, Phòng khánh tiết nhìn về hướng Đông, nên rực rỡ nhất và chan hòa ánh sáng vào buổi sáng. Ngai vàng (Reach Balaing) nằm uy nghi ở trung tâm phòng. Chiếc ngai vàng này được dùng để làm lễ đăng quang cho các vị vua trong ngày đăng quang trọng đại, lần cuối cùng dưới thời vua Sihanmoni vẫn chưa làm lễ đăng quang trên chiếc ngai vàng này. Ngoài ngai vàng, trong phòng còn có 4 bức tượng bán thân của các vị vua trước đây. Cánh trái của tòa điện có một ngai vàng mang hình dạng một cây kiệu cáng và một bức tượng đồng kích cỡ bằng người thật của Vua Sisowath trong biểu chương của Hoàng gia.
Như vậy, Phòng khánh tiết cùng các công trình kiến trúc khác trong tổ hợp Cung điện Hoàng gia chắc hẳn sẽ đem đến cho du khách một trải nghiệm tuyệt vời, cái nhìn chân thực nhất về cuộc sống của vua chúa Campuchia. Do vậy, nếu có dịp du lịch Campuchia, bạn đừng quên ghé thăm địa điểm này nhé!