Lối đi đến núi Tháp trở nên đặc biệt hơn vào mùa nước nổi, khi ấy du khách có thể di chuyển trên những chiếc xuồng máy, trôi theo dòng nước lũ. Và khu di tích núi Tháp sẽ có diện mạo như một hòn đảo xanh nổi lềnh bềnh giữa biển khơi nước lũ.
Phía chân núi Tháp có diện tích khá rộng, nơi đây có vài miếu, chùa, cùng hàng quán bán các loại trái cây, thức uống phục vụ khách du lịch đến thăm. Quanh sườn núi là một số các hang động. Hai lần cầu thang với rất nhiều bậc lên đỉnh núi. Đặc biệt nhất là đầu cầu thang nào cũng có hai tượng đầu rắn, thần Naga 5 đầu uốn lượn hai bên đường lên.
Với 60 m đường lên đồi thôi nhưng cũng đủ khiến bạn phải thấm mệt, tuy nhiên có như thế thì khi nhìn thấy được công trình sừng sững tọa lạc giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, bạn mới thấy tất cả những điều mình bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng. Cái đẹp không tự dưng mà có, ngược lại nó do mỗi người nỗ lực đi tìm, phải chăng đây chính là chân lý rút ra được từ quá trình đến thăm địa danh này.
Tháp hình chữ nhật, mỗi bề khoảng 12 m, cao khoảng 18 m, nền đá xanh, thân đá ong và chót tháp được dựng bằng gạch nung đỏ. Ra đời vào thời kì Angkor thế kỷ 11, triều vua Rudavarman tôn thờ thần Shiva. Chịu ảnh hưởng của phong cách Ấn Độ giáo và Phật giáo tiểu thừa Khmer, tháp được coi là một công trình Tháp núi độc đáo và điển hình. Bên cạnh cửa chính, ba mặt tháp có ba cửa ẩn. Toàn bộ đều được trang trí hoa văn, phù điêu tỉ mỉ, bị hư hỏng khá nhiều qua lớp bụi thời gian. Phía trong tháp ngoài Yoni chính còn có 5 Yoni lớn nhỏ khác nhau, cùng một số phế tích bằng sa thạch nằm rải rác.
Xung quanh chân tháp là những bộ bàn ghế để du khách ngồi nghỉ ngơi, thưởng lãm. Phía xa là những tảng đá lớn, khá đẹp, có những tảng được bao bọc bởi rễ cây rừng rắn chắc, tạo nên bức tranh đầy sức sống và sinh động.
Du lịch Campuchia, khám phá những tàn tích còn sót lại của nền văn hóa Angkor rực rỡ một thời luôn là môt trải nghiệm đầy thú vị và độc nhất vô nhị. Nên còn ngại gì nữa mà du khách không đặt ngay một tour du lịch Campuchia để khám phá về vùng đất thần bí này?